Hướng dẫn quy tắc cách thêm s es vào danh từ số nhiều, số ít trong tiếng Anh đầy đủ nhất và cách đọc danh từ số nhiều như thế nào cho đúng. Không phải danh từ số ít nào cũng có thể thêm đuôi s và es để trở thành số nhiều được. Mà chúng ta chỉ áp dụng quy tắc này cho những danh từ đếm được như xe hơi, con ngựa chứ không thể với danh từ “không đếm được” như water (nước), information (thông tin). Chưa kể, việc thêm s và es sau danh từ cũng có nhiều trường hợp đặc biệt.

Quy tắc chung về thêm s, es vào sau danh từ số nhiều và cách phát âm
-Chúng ta thêm “es” vào sau các danh từ tận cùng bằng “s”, “ss”, “sh”, “ch”, “z” hoặc “x”.
-Danh từ tận cùng bằng “phụ âm + y” thì bỏ “y” thêm “ies”.
-Phần lớn danh từ còn lại thì chỉ thêm “s” vào sau.
-Phát âm “s” và “es” có 3 cách là /s/, /z/ và /iz/ tùy trường hợp.
Cách thêm s, es sau danh từ số ít đếm được để trở thành danh từ số nhiều
Lưu ý rằng, chỉ riêng danh từ đếm được mới có hình thức số nhiều, tức ta sẽ thêm s, es vào sau danh từ số ít đếm được để trở thành danh từ số nhiều đếm được.
1.Thông thường, chúng ta thêm “s” vào sau danh từ số ít đếm được để thành lập dạng số nhiều.
Tree → trees (cây cối)
Road → roads (con đường)
Horse → horses (con ngựa)
Hilltop → hilltops (đỉnh đồi)
Book → books (sách)
Seat → seats (ghế)
Roof → roofs (mái nhà)
Rose → roses (hoa hồng)
Image → images (hình ảnh)
Window → windows (cửa sổ)
Lưu ý:
S đọc là /s/ sau âm p, k, f, t.
Sau những âm khác thì s đọc là /z/.
S theo sau ce, ge, se hoặc ze thì đọc thêm một vần phụ là /iz/
2.Chúng ta thêm es vào sau danh từ tận cùng bằng các chữ cái “s”, “ss”, “sh”, “ch”, “z” hoặc “x”. (es theo sau s, ch, sh,ss, x, z sẽ đọc là /iz/ )
Ví dụ:
Tomato → tomatoes (cà chua)
Bus → buses (xe buýt)
Brush → brushes (bàn chải)
Kiss → kisses (nụ hôn)
Box → boxes (hộp)
Church → churches (nhà thờ)
Glass → glasses
Lash → lashes
Fox → foxes
Adz → adzes
Quiz → quizes
3.Một số danh từ tận cùng bằng “một phụ âm + o” thì thêm “es” đằng sau.
Ví dụ: tomato → tomatoes, potato → potatoes, hero → heroes, echo → echoes.
Tuy nhiên, các danh từ tận cùng bằng “một nguyên âm + o”, danh từ gốc nước ngoài, hoặc danh từ viết tắt chỉ cần thêm “s” để chia số nhiều.
Ví dụ:
Dynamo → dynamos (máy phát điện)
Piano → pianos (đàn pianô)
Kilo → kilos (kí lô)
Photo → photos (tấm ảnh)
Radio → radios
Bamboo → bamboos
4.Danh từ tận cùng bằng “phụ âm + y” thì bỏ “y” và thêm “ies”, hay nói cách khác là biến “y” thành “i” rồi thêm “es”.
Ví dụ:
Baby → babies (đứa bé)
Country → countries (quốc gia)
Fly → flies (con ruồi)
Lady → ladies (quý bà)
Entry → entries (lối vào)
Duty → duties
Party → parties
5.Nhưng với các danh từ tận cùng bằng “Nguyên âm + y” thì vẫn thêm “s” như bình thường. Các nguyên âm gồm “a, o, u, e, i”.
Ví dụ:
Boy → boys (con trai)
Day → days (ngày)
Donkey → donkeys (con lừa)
Monkey → monkeys (con khỉ)
Valley → valleys (thung lũng)
6.Trong tiếng Anh có 12 danh từ tận cùng bằng “f” hoặc “fe” thì chúng ta bỏ “f” hoặc “fe” rồi thêm “ves” vào sau danh từ đó để trở thành số nhiều.
12 danh từ đó là: Calf (con bê), half (nửa, rưỡi), knife (con dao), leaf (lá), life (cuộc đời), loaf (ổ bánh mì), self (cái tôi), sheaf (bó, thếp), shelf (cái kệ), thief (kẻ cắp), wife (vợ), wolf (con cáo).
Shelf → shelves
Knife → knives
Half → halves
Thief → thieves
Wife → wives
Lưu ý: dạng số nhiều của hoof (móng guốc), scarf (khăn quàng) và wharf (bến tàu) có thể thêm “s” hoặc “ves” tùy ý, tức gồm 2 hình thức thành lập.
Các danh từ tận cùng bằng “f”, “fe” còn lại chúng ta chỉ thêm “s” như bình thường để thành lập số nhiều.
Ví dụ: Cliff → cliffs (vách đá), Handkerchief → handkerchiefs (khăn tay), Safe → safes (két sắt), Life → lifes, Chief → chiefs, Roof → roofs, Safe → safes, Proof → proofs, Dwarf → dwarfs…
Những trường hợp đặc biệt trong cách thành lập số nhiều danh từ
1.Một số danh từ có nguyên âm ở giữa, chỉ cần thay đổi nguyên âm để thành lập số nhiều mà không phải thêm “s”, “es” như thông thường.
Ví dụ:
Foot → feet (bàn chân)
Tooth → teeth (răng)
Goose → geese (con ngỗng)
Man → men (đàn ông)
Woman → women (phụ nữ)
Louse → lice (con rận)
Mouse → mice (con chuột)
Child → children (đứa trẻ)
Ox → oxen ( con bò đực)
2.Một số danh từ luôn dùng ở số nhiều, và luôn chia với động từ số nhiều.
Ví dụ:
Clothes (quần áo), police (cảnh sát), outskirts (vùng ngoại ô), cattle (gia súc), spectacles (mắt kính), glasses (mắt kính), binoculars (ống nhòm), scissors (cái kéo), pliers (cái kềm), shears (kéo cắt cây), arms (vũ khí), goods/wares (của cải), damages (tiền bồi thường), greens (rau quả), earnings (tiền kiếm được), grounds (đất đai, vườn tược), particulars (bản chi tiết), premises/quarters (nhà cửa,vườn tược), riches (sự giàu có), savings (tiền tiết kiệm); spirits (rợu mạnh), stairs (cầu thang); surroundings (vùng phụ cận), valuables (đồ quý giá).
Hay một vài danh từ tận cùng bằng ics như Acoustics (âm học), athletics (điền kinh), ethics (đạo đức), hysterics (cơn kích động), mathematics (toán học), physics (vật lý), linguistics (ngôn ngữ học), phonetics (ngữ âm học), logistics (ngành hậu cần), technics (thuật ngữ kỹ thuật), politics (chính trị)
3.Một số danh từ tiếng Anh có hình thức số nhiều, tức có “s”, “es” ở đuôi, nhưng lại mang ý nghĩa là số ít.
Ví dụ: News (tin tức), mumps (bệnh quai bị), measles (bệnh sởi), rickets (bệnh còi xương), shingles (bệnh zona), billiards (bi-da), darts (ném phi tiêu), draughts (môn cờ vua), bowls (ném bóng gỗ), dominoes (đôminô), the United States (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ).
4.Danh từ có nguồn gốc nước ngoài, Latinh thì có quy tắc thành lập số nhiều riêng, không tuân theo quy tắc thêm “s”, “es” chung.
Ví dụ:
Cactus → cacti;
Fungus → fungi / funguses
Radius → radii
Stimulus → stimuli
Axis → axes
Analysis → analyses
Basis → bases
Crisis → crises
Diagnosis → diagnoses
Hypothesis → hypotheses
Oasis → oases
Thesis → theses
Bacterium → bacteria
Criterion → criteria
Curriculum → curricula / curriculums
Datum → data
Medium → media
Phenomenon → phenomena
Antenna → antennae
Formula → formulae / formulas…
5.Cũng có những danh từ dạng số nhiều không thay đổi so với dạng số ít.
Ví dụ: Deer (Con nai), Sheep (Cừu), Swine, Dice (Lợn), Fish (fishes là nhiều loại cá), Salmon (cá hồi)…
Quy tắc thêm s es sau danh từ thì có thể nhớ được, nhưng với những danh từ đặc biệt thì chỉ còn cách là học thuộc lòng. Cứ làm bài tập, đọc nhiều sẽ nhanh nhớ và nhớ lâu, đừng cố nhồi nhét trong một khoảng thời gian ngắn sẽ thiếu hiệu quả.
Cách phát âm danh từ số nhiều đầy đủ nhất
1.”S” phát âm là /s/ khi từ tận cùng bằng các phụ âm vô thanh không rung (voiceless consonant): /p/, /t/, /k/, /f/, /θ/
Ví dụ: Develops, Meets, Books, Laughs, Months, Coats, books, roofs, maps.
Chú ý: Một số danh từ tận cùng bằng –th, ở số nhiều âm cuối cùng /θ/ có thể đổi thành /ðz/, bạn thích đọc kiểu nào cũng được.
Ví dụ
Bath /bɑːθ/ → baths /bɑːðz/
Mouth /maʊθ/ → /maʊðz/
2.”S” phát âm là /z/ khi từ tận cùng bằng các phụ âm hữu thanh /b/, /d/, /g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /ŋ, /l/, /r/ và các nguyên âm có rung.
Ví dụ: Letters, hands, sons, girls, ideas, boys, Pubs, Birds, Buildings, Lives, Breathes, Rooms, Means, Fills, Cars, Windows
3.”Es” Phát âm là /ɪz/ khi từ tận cùng bằng các phụ âm gió /s/, /z/, /ʃ/, /ʒ/, /tʃ/, /dʒ/. (thường có tận cùng là các chữ cái ce, x, z, sh, ch, s, ge)
Class → classes, Dish → dishes, Church → churches, Box → boxes, Voice → voices, Age → ages. Kisses, Dances, Boxes, Roses, Dishes, Rouges, Watches, Changes
4.”Es” đọc như /z/ sau những chữ i, v, o.
Baby → babies, Leaf → leaves, Potato → potatoes.
Trường hợp đặc biệt với âm /θ/ sẽ có 2 cách đọc là /z/ hoặc /s/ khi thêm “s” vào cuối câu.
Ví dụ: Baths đọc thành /bɑːθs/ hoặc /bɑːðz/
Cách thêm s es vào danh từ số nhiều, số ít trong tiếng Anh tưởng chừng đơn giản nhưng có khá nhiều trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt thêm s, es và phát âm chúng. Nếu như quy tắc thêm sẽ dựa vào chữ cái đứng cuối của danh từ, thì cách đọc lại dựa vào âm cuối tức phiên âm quốc tế. Đây là chi tiết rất nhiều bạn hay nhầm lẫn mà ChuyenNgu.com đã từng được phản ánh.